Xử lý sự cố sơn
1. Hiện tượng kiềm hóa:
Nguyên nhân:
- Do tường, bê tông chưa khô cứng hoàn toàn (tối thiểu sau 28 ngày)
- Độ ẩm bề mặt vượt quá 16% (đo bằng ẩm kế)
- Tường bị thấm ẩm, nứt chân chim, nứt kết cấu
- Kiềm thoát ra từ bê tông hoặc tường kết hợp với khí CO2 và hơi ẩm tạo thành muối CaCO3 ảnh hưởng tới các thành phần tạo màu trong màng sơn gây biến đổi màu, hình thành các vết loang trắng trên bề mặt (muối hóa), ngoài ra nó còn tiếp tục gây phấn hóa màng sơn.
Cách xử lý:
- Đánh sạch lớp sơn cũ bị hỏng, trám kín lại các vết nứt, xử lý triệt để nguồn thấm nước.
- Sơn lót 1 lớp chống kiềm.
- Sơn phủ 2 lớp màu.
2. Hiện tượng phồng rộp:
Nguyên nhân:
- Hơi ẩm từ bên trong kết cấu thoát ra bề mặt làm phồng rộp màng sơn. Hiện tượng này thường xảy ra ở các nơi có độ ẩm cao như nhà tắm, bếp, bể chứa nước. Nguên nhân khác do dung môi bị ngậm giữa hai lớp sơn lót à sơn trung gian không thoát ra được do thi công sai kỹ thuật. Một nguyên nhân khác là sử dụng sơn phủ khô nhanh chứa dung môi gốc hữu cơ.
Cách xử lý:
- Tẩy sạch các chỗ bị phồng rộp và các vết bẩn.
- Xử lý các nguồn gây thấm ẩm.
- Làm phẳng bề mặt.
- Sơn lót 1 lớp kháng kiềm
- Sơn phủ 2 lớp màu.
3. Hiện tượng phấn hóa
Nguyên nhân:
- Sử dụng sơn có chất lượng thấp hoặc chứa thành phần tạo màu cao, sử dụng sơn nội thất thi công cho ngoại thất.
- Sơn hết hạn sử dụng, màng sơn bị phấn hóa, thi công sơn lên bề mặt bê tông, tường mới có độ ẩm vượt quá 16%, hiện tượng kiềm hóa sẽ phá hủy màng sơn gây phấn hóa.
Cách xử lý:
- Dùng nước sạch tẩy rửa các chất bám bẩn và bụi phấn trên bề mặt, chờ khô hoàn toàn.
- Độ ẩm bề mặt không được vượt quá 16% (Protimeter)
- Dùng dụng cụ cơ hoc xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.
- Thi công 1 lớp sơn lót chống kiềm sau đó dùng 2 lớp sơn màu.
4. Hiện tượng nở hoa, loang màu:
Nguyên nhân:
- Công tác chuẩn bị bề mặt chưa đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Bề mặt tường còn độ ẩm cao, nứt kết cấu ... hơi ẩm thoát ra gây hiện tượng kiềm hóa là nguyên nhân nở hoa, loang màu.
Cách xử lý:
- Dùng nước sạch tẩy rửa sạch chất bám bẩn và phấn trên bề mặt, chờ khô hoàn toàn.
- Sử dụng sơn chống thấm quét phủ, chờ khô, quét thêm 1 lớp lót kiềm sau đó quét tiếp 2 lớp màu.
5. Hiện tượng biến màu, bay màu:
Nguyên nhân:
- Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc chứa thành phần tạo màu cao, sử dụng sơn nội thất thi công cho ngoại thất,
- Thi công trên bề mặt tường bê tông có độ ẩm cao, xuất hiện hiện tượng kiềm hóa phá hủy chất tạo màu trong màng sơn gây bạc màu, bay màu.
- Lựa chọn các mã màu chưa thành phần tạo màu dễ bị hư hỏng dưới ảnh hưởng của các tia cực tím như màu đỏ, xanh dương, vàng ... sử dụng cho sơn ngoại thất.
Cách xử lý:
- Dùng nước sạch tẩy rửa các chất bám bẩn và bụi phấn trên bề mặt, chờ khô hoàn toàn.
- Độ ẩm bề mặt không được vượt quá 16% (Protimeter)
- Dùng dụng cụ cơ hoc xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.
- Quét 1 lớp sơn lót kiềm cao cấp sau đó quét tiếp 2 lớp sơn màu.
6. Hiện tượng nấm mốc, rêu tảo:
Nguyên nhân:
- Sử dụng sơn chất lượng thấp không chứa các thành phần chống nấm mốc, rong rêu, tảo bám trên bề mặt sơn.
- Thi công sơn bề mặt chuẩn bị kém, không tấy sạch rong rêu nấm mốc.
Cách xử lý:
- Tẩy sạch rong rêu bám trên bề mặt.
- Sử dụng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.
- Dùng cọ chổi, con lăn quét 1 lớp dung dịch TOA 113 Microkill các vị trí bám rong rêu, chờ khô hoàn toàn.
- Sau đó mới thi công sơn lót và sơn màu.
7. Hiện tượng bong tróc
Nguyên nhân:
- Tường, bê tông còn độ ẩm cao, hơi ẩm tiếp tục thoát ra bề mặt tường làm giảm độ bám dính của màng sơn.
- Công tác chuẩn bị bề mặt chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, bề mặt còn bị bám bẩn, Sử dụng sơn chất lượng thấp.
Cách xử lý:
- Xác định nguồn gốc gây thấm ẩm và xử lý triệt để, tẩy sạch các khu vực sơn bị bong tróc, bám dính kém.
- Độ ẩm bề mặt không vượt quá 16% (protimeter)
- Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt. Bề mặt trước khi sơn luôn sạch, khô, không bị bám bẩn, dầu mỡ ...
- Tiến hành sơn lót và sơn màu.
8. Hiện tượng xà phòng hóa
Nguyên nhân:
- Sơn alkyd thích hợp sơn phủ trên kết cấu thép và gỗ, Khi thi công sơn alkyd trực tiếp lên bề mặt bê tông, théo mạ kẽm.. các thành phần kiềm tồn tại trong bê tông, mạ kẽm sẽ phản ứng với nhựa alkyd và dầu thành phần trong sơn gây hiện tượng xà phòng hoa, màng sơn sẽ không khô, không bám dịnh, dẻo, dính tay ...
Cách xử lý:
- Dùng dụng cụ cơ học tẩy sạch các lớp sơn bị xà phòng hóa.
- Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch, tạo độ nhám bề mặt bê tông. Bề mặt mạ kẽm phải luôn sạch khô, không bị bám bẩn, muối kẽm, dầu mỡ.
- Tiến hành sơn lót và sơn phủ màu.